Sản xuất bền vững tại Masan High-Tech Materials: Biến thách thức thành cơ hội
Masan High-Tech Materials (MHT), công ty hàng đầu thế giới về cung cấp vật liệu Vonfram tiên tiến được sử dụng trong các ngành công nghiệp then chốt, đang tích cực khôi phục hoạt động kinh doanh sau đại dịch, tập trung vào đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững và tăng cường khả năng chống chịu với thách thức.
Trước những thử thách trong kỷ nguyên số, MHT đã tích cực triển khai và áp dụng nhiều ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động của mình nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, quản lý và giảm thiểu tác động môi trường.
Việc triển khai các giải pháp kỹ thuật số để thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và cải thiện trải nghiệm của khách hàng là phải ưu tiên hàng đầu dành cho các doanh nghiệp sản xuất khu vực Đông Nam Á.
“Để phát triển và thành công từ góc độ bán hàng và khách hàng, điều quan trọng là phải có hệ thống dữ liệu và tận dụng trí tuệ nhân tạo AI để đưa ra các giải pháp tức thời“, ông Craig Bradshaw chia sẻ trong Hội nghị & Triển lãm Nền tảng Kinh doanh Đổi mới ASEAN (AIBP) với chủ đề “Thúc đẩy hệ sinh thái kỹ thuật số trong ASEAN” do AIBP ASEAN tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 1 và 2/8.

“Chúng tôi sử dụng trí tuệ nhân tạo AI để hiểu các cơ sở sản xuất kinh doanh trên toàn cầu của mình và xác định các cơ hội để cải thiện sản lượng và hiệu quả chi phí thấp, phân tích hiệu suất thiết bị để tối ưu hóa cho các cải tiến lên tới 30-35%. Điều này đã đưa Công ty chúng tôi lên vị trí hàng đầu trong ngành“, ông Craig Bradshaw chia sẻ.
Với nguồn cung hữu hạn trong ngành, tính bền vững của MHT thể hiện qua việc “làm được nhiều hơn với chi phí ít hơn”, đồng thời không tác động tiêu cực tới môi trường.
Ông chia sẻ thêm: “Với hiệu quả cao hơn trong chế biến và sản xuất, chúng tôi phát triển và cung cấp các sản phẩm độc nhất cho nhiều ứng dụng và bền vững với môi trường“.
Hơn nữa, MHT tập trung đầu tư vào công nghệ đã giúp lượng khí thải carbon thải ra môi trường thấp hơn. Tại Việt Nam, 76% nguồn nước của MHT được tái chế và đưa trở lại vào quá trình sản xuất. H.C. Starck Tungsten Powders – Công ty thành viên tại Đức đã hoàn thiện việc phát triển dây chuyền công nghệ thẩm thấu ngược áp suất cao trong sản xuất các hóa chất Vonfram, giúp giảm đáng kể lượng tiêu thụ năng lượng và khí thải CO2 so với công nghệ truyền thống.
“Sử dụng công nghệ màng lọc là cách tiếp cận mới, giúp giảm lượng tiêu thụ năng lượng hơn 95% trên sản lượng khoảng 1.000 tấn AMW (Ammonium Metatungstate) mỗi năm. Đồng thời, công nghệ này cũng giúp giảm khoảng 900 tấn lượng khí thải cacbon đioxit gây hại cho bầu khí quyển trái đất, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và môi trường.”
Chiến lược cốt yếu là cân nhắc giảm chi phí cố định, thay vì chỉ đầu tư vào thiết bị, chúng ta đầu tư vào công nghệ, nhằm mục đích sản xuất sản lượng cao. “Chúng tôi sử dụng trí tuệ nhân tạo AI để tìm ra các công thức sản xuất mới nhằm nâng cao sản lượng, đảm bảo nguồn cung ổn định. Điều này sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường“, ông chia sẻ thêm.
Masan High-Tech Materials là nhà cung cấp vật liệu Vonfram tiên tiến công nghệ cao hàng đầu thế giới được sử dụng trong các ngành công nghiệp then chốt như điện tử, hóa chất, ô tô, hàng không vũ trụ, năng lượng và dược phẩm, với các cơ sở sản xuất tại Việt Nam, Đức, Canada và Trung Quốc, phục vụ các khách hàng trên toàn thế giới.
Là nhà sản xuất các sản phẩm Vonfram cận sâu lớn nhất thế giới ngoài Trung Quốc, Công ty có 2 trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Đức và Việt Nam và hiện đang vận hành mỏ đa kim Núi Pháo và một nhà máy chế biến vonfram hiện đại tại tỉnh Thái Nguyên. MHT cũng là nhà sản xuất Florit và Bismut hàng đầu trên thế giới.
Trước những thử thách trong kỷ nguyên số, MHT đã tích cực triển khai và áp dụng nhiều ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động của mình nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, quản lý và giảm thiểu tác động môi trường.
Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để quản lý toàn bộ thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, nhân sự, vật tư và môi trường. Hệ thống ERP giúp đảm bảo dữ liệu được cập nhật liên tục và chính xác, từ đó hỗ trợ quyết định kịp thời và hiệu quả.
Ứng dụng IoT (Internet of Things) trong quá trình khai thác và chế biến để giám sát và điều khiển từ xa các thiết bị khai thác và chế biến khoáng sản. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động, nâng cao hiệu quả vận hành và tiết kiệm chi phí bảo trì thiết bị. Áp dụng công nghệ số hóa vào các hoạt động khai khoáng: Giám sát quặng trong nổ mìn, thiết kế và lập kế hoạch các hoạt động khai thác.
Giải pháp thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) trong đào tạo và huấn luyện nhân viên, đặc biệt là những kỹ năng liên quan đến an toàn lao động và vận hành thiết bị. Điều này giúp tăng hiệu quả đào tạo, giảm thiểu thời gian và chi phí so với phương pháp đào tạo truyền thống.
Áp dụng các phần mềm quản lý sản xuất để phân tích dữ liệu, mô hình hóa và mô phỏng để tối ưu hóa quá trình sản xuất, tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng, giảm thiểu chất thải và tác động môi trường.
Sau một thời gian đối mặt với “khủng hoảng kép” từ đại dịch và biến động thị trường, với các giải pháp quản lý hiệu quả để vượt qua khó khăn, MHT đã đạt được kết quả tích cực, bao gồm doanh thu thuần năm 2022 đạt 15.550 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2021.
Nguồn: Vietnam Investment Review